Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người

29/03/2024 - 17:06
130

Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 27/3/2024 về thực hiện công tác phòng, chống mua bán người năm 2024.

Tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số về phòng, chống mua bán người (Ảnh minh họa)

Việc triển khai các nội dung tại Kế hoạch này nhằm phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng chống mua bán người; xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; thực hiện đồng bộ các giải pháp để ngăn chặn, kiềm chế hoạt động tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, đẩy mạnh phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người; thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, người bị nghi là nạn nhân, đảm bảo quyền và lợi ích của nạn nhân. Tăng cường hợp tác quốc tế để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm mua bán người.

Bảo đảm 100% tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan tội phạm mua bán người được tiếp nhận, xử lý, tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án mua bán người đạt trên 90% tổng số án khởi tố; 95% số vụ án mua bán người hằng năm được giải quyết và truy tố; 90% số vụ án mua bán người được giải quyết, xét xử.

 Để đạt được các mục tiêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra các nhiệm vụ trọng tâm. Trong công tác tham mưu, chỉ đạo, xác định phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, trên các lĩnh vực, địa bàn, có trọng tâm, trọng điểm, với mục tiêu cao nhất là “bảo vệ an ninh con người”, lấy người dân làm trung tâm của công tác bảo vệ. Tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” và “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người 30/7” nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội để chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm mua bán người; kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống mua bán người…

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ duy trì, phát huy hiệu quả các hoạt động liên ngành phòng, chống mua bán người qua các buổi tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ chức kiểm tra, khảo sát, sơ kết, tổng kết, giao ban định kỳ theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh. Đề xuất tổ chức lớp tập huấn và cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn để nâng cao năng lực, bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ về phòng, chống mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán.

Đối với công tác truyền thông, phòng ngừa tội phạm mua bán người, xác định rõ đối tượng, nội dung và phương pháp truyền thông phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cho Nhân dân với mục tiêu kéo giảm số vụ phạm tội mua bán người quốc tế và nội địa. 

Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện hình thức tuyên truyền như tổ chức sản xuất, phát sóng các chương trình truyền hình, tin, bài, phóng sự trên các cơ quan thông tin, báo chí, các trang thông tin đại chúng, mạng xã hội, kênh truyền thông của các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, của địa phương…Triển khai các hoạt động truyền thông truyền thống như: Tổ chức mít tinh và các hoạt động truyền thông hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7 và “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người 30/7”.

 Tiếp tục thực hiện Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2022-2026, gắn với việc xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về phòng ngừa tội phạm, phòng, chống mua bán người, phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch..

Về đấu tranh, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người, tập trung làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm mua bán người ngay từ địa bàn cấp xã. Tiến hành xác minh, điều tra, xử lý tội phạm bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh đó, tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, phòng chống sai phạm, tiêu cực trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm mua bán người. Thường xuyên sơ, tổng kết các chuyên án vụ án mua bán người điển hình để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung. 

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị với cấp có thẩm quyền các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành hoặc đề xuất, sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản có liên quan phù hợp với tình hình thực tiễn. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về quản lý công tác hộ tịch, quốc tịch, con nuôi; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong việc quản lý, theo dõi, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý; thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người dân, đặc biệt là nạn nhân bị mua bán.

Biên tập viên Cổng TTĐT tỉnh

bình luận

Tìm kiếm
QuocHuy.8ead5971.png

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ 

Giấy phép xuất bản số: 
Chịu trách nhiệm chính: 
Trụ sở: 
Điện thoại:

Email:
© Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang.

Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang' hoặc 'www.tuyenquang.gov.vn' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.

Thống kê truy cập
Số người online:
1
Số lượt truy cập tháng:
1
Số lượt truy cập năm:
1
Chung nhan Tin Nhiem Mang